KHOC THƯƠNG







          KHÓC THƯƠNG THÀNH GIERUSALEM






"Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu thương khóc thành Giêrusalem. Ngài tiên báo Giêrusalem sẽ bị tàn phá. Ðiều đó cho thấy Ðức Giêsu yêu thương thành và Người cảm thấy xót xa khi người ta từ chối tình yêu của Ngài: từ chối cứu độ và sự bình an Ngài mang đến cho họ. Mà vì không đón nhận nên họ phải đau khổ.
Có lẽ ngày nay Ðức Giêsu vẫn đang đau khổ và khóc thương vì tội lỗi chúng ta. Chúng ta cũng như dân thành Giêrusalem: cố tình chối bỏ Chúa để chạy theo những vật chất danh vọng nơi trần gian. Chúng ta sẽ phải làm gì để Chúa không còn khổ?

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến đem tình yêu cho nhân loại và Người luôn khao khát cho con người nhận biết và đón nhận tình yêu ấy. Xin cho chúng con được Lời Chúa thức tỉnh để chúng con biết quay về với Chúa, biết từ bỏ đời sống tội lỗi, để chúng con được hưởng nhờ tình yêu, sự tha thứ và ơn cứu độ. Amen

Trở về miền đất thánh Jerusalem

Từ trên cao, Jerusalem như một ốc đảo xanh tươi giữa sa mạc khô cằn mà bụi cát sa mạc thỉnh thoảng liếm dài qua từng khu phố. Câu nói bất hủ “hẹn gặp nhau ở Jerusalem” của những người bản địa thuở xưa như gieo vào lòng những du khách muốn tìm đến miền đất thánh một chút bâng khuâng, nhất là khi bạn đặt chân đến đây vào dịp Giáng sinh.
Tôi nối chuyến đến Jerusalem từ Bangkok theo chuyến bay của hãng hàng không quốc gia El Al Israel Airlines. Tôi vẫn nhớ mãi âm thanh sôi động của những tràng pháo tay không dứt của hành khách khi máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Ben Gurion tại thủ đô Tel Aviv. Đó là sự ngầm hiểu rằng máy bay đã về đích an toàn. Trong tôi, quốc gia hình lưỡi dao này có những nền văn hóa chồng chất lên nhau theo dòng trôi của lịch sử, đặc biệt là ngôi đền Mount linh thiêng.


Nếp tầng văn hóa chồng chất
Buổi sáng se lạnh với sương mai, tôi lang thang đến đồi Olive, nơi ấy còn nhiều vết tích của Chúa Jesus để lại. Một vài cánh hoa dại mọc ven đường như điểm xuyết cho những vết gạch đã rêu phong cùng với thời gian. Đó là những cánh hoa tulip dại với màu đỏ xen lẫn với vàng. Những người địa phương bảo tôi rằng: tôi đang đi trên những con đường mà ngày xưa Chúa đã từng đi. Đó là những cung đường được tráng xi măng thay cho đường đất và đã thay đổi nhiều so với những gì tôi tìm hiểu qua hình ảnh. Chỉ còn sót lại những bức tường cổ kính dọc theo đường đi được xây dựng bằng đá vôi nguyên thủy và đôi khi được trám vào bằng những viên gạch mới để bảo tồn.


Trên đỉnh đồi Olive, mái vòm ngôi đền Mount được dát bằng vàng thật ở phía đối diện lung linh phản chiếu rực rỡ trong ánh nắng mai. Ngôi đền cao 740m được mọi người gọi bằng “Ông – Mr” nhằm thể hiện sự thành kính tâm linh. Người ta cho rằng, “Ông” chính là nguyên nhân gây xung đột bằng những cuộc chiến giữa Israel với các quốc gia Hồi giáo xung quanh. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận “Ông” là nơi còn lưu giữ nhiều nhất vết tích của 4 nền văn hóa lớn của thế giới nằm gối đầu lên nhau bên trong những bức tường thành cổ kính: Do Thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và La Mã giáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thứ Năm tuần 2 mùa vọng –Mt 11, 11-15 Bài chia sẻ của Cha Phó Đaminh

KÍNH THÁNH MATINO

BỌN GIẢ HÌNH